Mâm cúng Rằm tháng 7: Chi tiết các món, cách bày biện và thời gian cúng

Rằm tháng 7 luôn là ngày đặc biệt quan trọng trong tín ngưỡng người Việt. Hầu hết các gia đình đều có sự chuẩn bị lễ cúng kỹ càng sao cho đúng với phong tục lại vừa thể hiện được sự thành tâm, hiếu nghĩa.

Tác giả: Lisa Ngày đăng: 28/08/2023

Mâm cúng Rằm tháng 7 theo phong tục người Việt bao gồm nghi lễ cúng Phật, thần linh, gia tiên và cúng cô hồn. Những gợi ý chi tiết về việc chuẩn bị các món chay, mặn, các loại hoa tươi, cách bày biện và thời gian thực hiện nghi lễ sẽ có đầy đủ trong bài viết này.

Ý nghĩa của việc cúng Rằm tháng 7

Rằm tháng 7 là ngày lễ quan trọng trong Phật giáo. Trước hết đó là ngày vu lan báo hiếu, vừa để bày tỏ sự tưởng nhớ tới ông bà, tổ tiên, thể hiện sự hiếu nghĩa với cha mẹ, đấng sinh thành. Nguồn gốc của ngày vu lan báo hiếu xuất phát từ câu chuyện tôn giả Mục Kiều Liên báo hiếu mẹ. Do mẹ ông bị đầy ải khổ cực nên ông đã thực hiện rất nhiều hành động để cứu mẹ. Đáng chú ý là cùng với các Phật tử cầu nguyện suốt 3 tháng thì mẹ ông mới thoát được khổ đau. Do vậy, ngày này, những người làm con cái thường về bên cha mẹ, đoàn tụ, sum vầy, đồng thời làm mâm cơm cúng tổ tiên ông bà và không quên thực nghi lễ cúng Phật.

Ngày Rằm tháng 7 theo văn hóa các nước Á đông cũng là ngày xá tội vong nhân. Theo quan niệm dân gian, trong ngày này Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan (còn gọi là cửa địa ngục) để vong linh, ma quỷ được trở về dương thế. Do đó, tháng 7 âm lịch hàng năm được gọi là tháng cô hồn. Do vậy, sẽ có lễ cúng cô hồn trong ngày Rằm tháng 7.

Với nhiều ý nghĩa, Rằm tháng 7 luôn là ngày đặc biệt quan trọng. Hầu hết các gia đình đều có sự chuẩn bị lễ cúng kỹ càng sao cho đúng với phong tục lại vừa thể hiện được sự thành tâm.

Lưu ý về thời gian cúng

Theo quan niệm của dân gian, thời gian cúng Rằm tháng 7 có thể thực hiện từ mùng 2 tháng 7 âm lịch đến trước 12h trưa ngày 15/7 âm lịch. Trong đó:

- 17h – 19h trong các ngày trên là thời điểm cúng cô hồn

- Khoảng thời gian buổi trưa từ 11h-12h là thời điểm thích hợp cúng lễ Phật và gia tiên.

Các gia đình có thể chọn bất kỳ ngày nào trong các ngày từ mùng 2/7 tới trước 12h trưa ngày 15/7 âm lịch.

Mâm cúng Rằm tháng 7 bao gồm những gì? Cách bày biện ra sao?

Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 bao gồm các món chay, mặn tùy điều kiện mồi gia đình. Trong đó:

1. Mâm cúng Phật bao gồm:

- Mâm cúng Phật ngày Rằm tháng 7 thường là Mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả. Các món ăn chay là xôi/bánh chưng chay, giò, chả chay, đậu hũ, nem nấm, miến trộn chay, canh nấm hoặc canh rau củ quả….

- Các loại hoa cho mâm cúng Phật Rằm tháng 7 nên là hoa tươi, có thể là hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa huệ, hoa  ngâu… Tránh dùng hoa dại, hoa tạp để cúng Phật.

- Có thể chuẩn bị mâm cúng thần linh đặt dưới mâm cúng Phật

2. Mâm cúng gia tiên

- Nguyên tắc làm mâm cỗ cúng gia tiên ngày vu lan báo hiếu là “trên chay dưới mặn”. Phía trên là các loại trái cây, phía dưới là cỗ mặn. Các gia đình sẽ chuẩn bị nhiều món, bày biện đẹp mắt để dâng cúng tổ tiên.

- Gợi ý một số món mặn trong mâm cúng Rằm tháng 7: gà luộc, xôi (gấc, đậu xanh, xôi cẩm…), chả giò, các món xào, canh, gỏi.

- Các lễ vật đi kèm: hoa tươi, trái cây, rượu, nước, nhang, nến, vàng mã và những vật dùng dành cho người ở cõi âm như quần áo, xe cộ, giày dép, tiền vàng mã…

- Cách bày biện: Trong trường hợp người cúng là trưởng tộc thì thường cúng xôi gà. Các bày biện mâm cúng là xếp 9 bát chồng lên nhau với 9 đôi đũa. Nếu không có gà thì dùng một khoanh giò hoặc một miếng thịt.

3. Mâm cúng cô hồn ngoài trời

Mâm cỗ cúng chúng sinh (cúng cô hồn) trong tháng 7 thường bao gồm: gạo, muối, cháo trắng, chè, trái cây, bỏng ngô, bánh kẹo, bắp, khoai, tiền vàng, nước (cho vào 3 ly nhỏ), ba cây nhang và hai ngọn nến nhỏ. Trong đó, món cháo loãng là món không thể thiếu trong mâm cúng chúng sinh bởi vì quan niệm cho rằng với những linh hồn bị đọa đầy, thực quản rất nhỏ, không thể nuốt được thức ăn thông thường mà chỉ nuốt các món cháo trắng mà thôi.

Theo quan niệm dân gian, mâm cúng cô hồn Rằm tháng 7 không nên chuẩn bị các món mặn vì điều này có thể gợi dậy lòng tham và sự sân si.

Mâm cúng cô hồn thực hiện ở đâu?

- Ngoài trời: Với lễ cúng cô hồn nên thực hiện bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa ngôi nhà chính. Kết thúc lễ là nghi thức vãi muối ra sân, sau đó đến đường và tới đốt vàng mã. Với nghi thức vàng mã, hoạt động cũng được  hạn chế trong những năm gần đây nhằm mục đích tránh lãng phí. Một số cơ sở thờ tự chỉ tổ chức lễ cúng chúng sinh, chứ không đốt vàng mã.

Thêm một vài chia sẻ

Rằm tháng 7 luôn là một dịp đặc biệt trong năm. Ai cũng vậy đều cố gắng về thăm nhà, để cùng chuẩn bị mâm cơm cúng rằm, thăm sức khỏe mẹ cha! Đừng quên tặng cho cha mẹ những món quà sức khỏe chứa đựng trong đó những dưỡng chất tuyệt vời từ thiên nhiên như hồng treo gió đặc sản Đà Lạt. Đây là món quà dẻo thơm, ngọt ngào, làm từ trái hồng chín cây nên có hương vị hấp dẫn và giàu dinh dưỡng, người ăn kiêng cũng có thể thường thức.

Tham khảo cách làm và công dụng của hồng treo gió trong bài viết: Hồng treo gió và những công dụng bất ngờ.

Bên cạnh đó, Dacsan.com có những món ngon đặc sản ba miền tuyển chọn để thưởng thức cùng nhau trong mỗi dịp đoàn tụ, sum vầy, tạo nên những khoảnh khắc đáng nhớ và kỷ niệm khó quên. Các món lai rai thì có dồi sụn non (nướng hoặc chiên), trâu gác bếp, heo gác bếp, bò một nắng, chả cốm, nem chua rán, chả ốc, chả của, chả mỡ nướng, nước quả mơ, nước quả sấu, rượu trái cây: rượu mơ, táo, mận

Hotline: 0901486486.

Bạn đang xem: Mâm cúng Rằm tháng 7: Chi tiết các món, cách bày biện và thời gian cúng
Bài trước Bài sau
popup

Số lượng:

Tổng tiền: