Mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở mỗi miền gồm những gì? Thời gian cúng Tết Đoan Ngọ là giờ nào?

Vào Tết Đoan Ngọ, người Việt khắp mọi miền thường làm mâm cơm để cúng tổ tiên với mong muốn diệt trừ sâu bọ, tà ma cho nhà cửa an vui, mùa màng bội thu.

Tác giả: Dacsan.com Ngày đăng: 02/06/2022

Vào Tết Đoan Ngọ, người Việt khắp mọi miền thường làm mâm cơm để cúng tổ tiên với mong muốn diệt trừ sâu bọ, tà ma cho nhà cửa an vui, mùa màng bội thu. Đây cũng là thời điểm để mọi người trong gia đình quây quần bên nhau.

Tết Đoan Ngọ ra đời như thế nào?

Nước Việt ta có nền văn minh lúa nước lâu đời. Nhưng việc trồng trọt có những khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi côn trùng, sâu bọ khiến mùa màng thất bát. Xuất phát từ điều đó,Tết diệt sâu bọ đã ra đời. Theo truyền thuyết, ngày mùng 5 tháng 5 là ngày nóng nhất trong năm, các loại côn trùng cũng như mầm bệnh bắt đầu sinh sôi nảy nở, gây hại cho mùa màng.

Với sự hướng dẫn của ông lão Đôi Truân, người dân đã dùng các món ăn dân dã như bánh tro, trái cây và tiêu trừ thành công những loại côn trùng này.

Thực ra không chỉ ở mỗi Việt Nam mới có tết Đoan Ngọ. Ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan cũng ăn mừng tết này. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có những nét riêng. Ngay tại Việt Nam, mỗi miền cũng có những mâm cúng khác nhau.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?

Một mâm cúng Tết Đoan Ngọ thông thường sẽ gồm:

* Hương, hoa, vàng mã

* Nước, rượu nếp

* Các loại trái cây, hoa quả

* Các loại bánh: bánh tro, bánh ú

* Xôi, chè

Tuy nhiên ở mỗi miền sẽ có những thay đổi khác nhau trong mâm cúng tết Đoan Ngọ này.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở miền Nam

Người miền Nam thường chúng bánh ú tro, chè trôi nước, cơm rượu nếp. Bánh ú tro là loại bánh có hình chóp. Trước ngày tết Đoan Ngọ, bánh được bày bán nhiều ở các chợ. Bánh ú nước tro được gói trong một lớp lá, thường là lá tre hoặc lá chuối, phần nếp có màu nâu vàng rất đẹp. Nhân bên trong là đậu xanh giã nhuyễn bùi, béo, ngọt nhẹ rất thơm ngon. Bánh có ăn dẻo dai, mát lạnh. Còn chè trôi nước thì được viên tròn, bên ngoài là bột nếp, bên trong là nhân đậu. Lớp bột bên ngoài được thêm các màu lá dứa, củ dền, cà rốt nên khá đẹp mắt.

Riêng người Hoa còn có quan niệm cần trừ tà trong dịp Đoan ngọ, nên bắt đầu từ việc nhà nhà treo lá liễu trước cửa, dần dần tại các chợ bán sẵn những bó lá cây gồm nhiều loại cả lá bưởi, lá ổi... bó lại cũng nhằm trừ tà. Một số người trưng cành xương rồng trong nhà với mục đích đuổi tà ma.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở miền Trung

Ở miền Trung, thịt vịt là món ăn được chuẩn bị cho mâm cúng Tết Đoan Ngọ. Vào ngày mùng 5 tháng 5, khi tiết trời dần oi bức và nóng nực, thịt vịt – loại thịt có tính hàn sẽ giúp cơ thể cân bằng lại. Hơn nữa, những chú vịt bắt đầu vào mùa sẽ có thịt ngon, béo ú và không bị hôi kể từ ngày 5/5 trở đi. Vịt được chế biến đa dạng như cháo vịt, vịt quay, vịt nướng,... đều rất dễ thực hiện cho mâm cúng.

Ngoài thịt vịt, còn có thêm chè kê. Đây là loại chè nấu từ hạt kê và nước đường phèn, thêm chút gừng.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở miền Bắc

Ở miền Bắc, mâm cúng không thể thiếu bánh tro. Bánh tro được làm từ phần nếp ngâm trong nước tro được đốt từ rơm, sau đó các bước gói, luộc mới được tiến hành. Những chiếc bánh tro có màu nâu trong đặc sắc, vị bánh lại ngai ngái và vương mùi tro đặc trưng. Bánh tro thường chấm cùng mật mía.

Một số nơi, người ta còn cúng bánh khúc của người Nùng. Gạo nếp được lựa chọn thật kỹ, giã cùng lá khúc cho đến khi nhuyễn mịn rồi vo tròn. Lớp nhân bên trong và đậu xanh giã nhuyễn, hành phi và mè đen quyện với nhau. Bánh có thể được hấp hoặc chiên tuỳ theo khẩu vị từng gia đình.

Cúng Tết Đoan Ngọ vào thời gian nào là thích hợp nhất

Năm 2022, theo lịch vạn niên, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch sẽ rơi vào thứ Sáu ngày 3/6/2022. Đây là ngày Đinh Hợi, tháng Bính Ngọ, năm Nhâm Dần, mệnh Thổ, tiết khí Tiểu mãn, trực phá.

Ngày này là ngày hắc đạo, xung khắc với các tuổi Kỷ Tị, Quí Tị, Quí Mùi, Quí Sửu.

Các giờ hoàng đạo trong ngày này bao gồm giờ Sửu (1-3h), giờ Thìn (7-9h), giờ Ngọ (11-13h), giờ Mùi (13-15h), giờ Tuất (19-21h), giờ Hợi (21-23h).

Một mâm cúng Tết Đoan Ngọ khá cầu kỳ của chị em yêu bếp!

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa thì xưa nay, người Việt xưa thường cúng Tết Đoan ngọ vào giữa trưa ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch. Tuy nhiên, thuận theo sự thay đổi của cuộc sống hiện đại, nhiều phong tục trong ngày này đã được tinh giản đi. Do vậy, cúng Tết Đoan ngọ vào lúc nào cũng không còn được quy định rõ mà thường sẽ được từng gia đình sắp xếp cho phù hợp với thời gian sinh hoạt.

Tết Đoan Ngọ cùng là thời gian để gia đình sum họp bên nhau. Để buổi gặp gỡ thêm rộn ràng, bạn có thể mua thêm chả cốm, dồi sụn, nem chua rán hay chả mực về làm món đãi khách. Rất ngon miệng, giàu dinh dưỡng và chế biến nhanh lẹ. Bên cạnh đó, chuẩn bị một vài đồ uống có nguồn gốc từ thiên nhiên như rượu mơ, rượu táo mèo, nước mơ ngâm mật ong, nước sấu ngâm đường ...để buổi gặp gỡ thêm vui! Chi tiết mời bạn tham khảo tại đây hoặc gọi số 0901 486 486.

Bạn đang xem: Mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở mỗi miền gồm những gì? Thời gian cúng Tết Đoan Ngọ là giờ nào?
Bài trước Bài sau
popup

Số lượng:

Tổng tiền: