Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của người Sài Gòn và chi tiết văn khấn

Người Sài Gòn thường cúng ông Táo vào buổi đêm ngày 23 tháng Chạp, đặt ngay tại bếp. Trong mâm cỗ thường có kẹo thèo lèo, chè trôi nước, bộ "cò bay ngựa chạy"...

Tác giả: Lisa Ngày đăng: 30/01/2024

Lễ cúng ông Công ông Táo là một tín ngưỡng lâu đời của người Việt. Ý nghĩa của phong tục là tiễn ông Công ông Táo về trời để báo cáo với bề trên những điều đã diễn ra trong năm qua và nguyện cầu những điều tốt đẹp trong năm mới. Vậy người Sài Gòn thực hiện nghi thức này như thế nào, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của người Sài Gòn bao gồm những gì?

Thời gian, địa điểm cúng

Người dân Sài Gòn nói riêng và người dân ở khu vực miền Nam nói chung rất coi trọng nghi thức cúng ông Công ông Táo. Thời gian thực hiện thường vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm và cúng vào buổi đêm, khoảng từ 20h – 23h. Điều này hoàn toàn khác với quan niệm của người Bắc là cúng vào buổi sáng trước buổi trưa.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo được nhiều gia đình chuẩn bị cầu kỳ

Người Sài Gòn không quá câu nệ cúng ông Công ông Táo ở đâu là chuẩn. Theo phong tục, người dân sẽ cúng tại bếp. Buổi tối ngày 23 tháng Chạp, khi nấu nướng và ăn tối xong, các gia đình sẽ tiến hành nghi thức cúng. Chọn thời điểm cúng ông Táo về đêm vì người Sài Gòn tâm niệm  rằng lúc này bếp không còn nấu nướng nên mới thích hợp tiễn ông Táo về Trời.

Về mâm cúng ông Táo của người Sài Gòn

Một số gia đình sẽ làm mâm cúng chay. Các gia đình làm mâm cỗ mặn cúng ông Táo thì sẽ có đầy đủ các món. Tùy hoàn cảnh gia đình, mỗi nhà sẽ có sự chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo khác nhau. Nhưng nhìn chung, người Sài Gòn sẽ thường chuẩn bị các món sau: gà luộc/heo quay, bánh chưng (bánh tét)/xôi gấc, chả giò, củ cải muối, rau xào…, kèm thêm dĩa kẹo thèo lèo, chè trôi nước và một bộ giấy “cò bay ngựa chạy”. Bên cạnh đó, không quên chuẩn bị bông và trái cây.

Mâm cỗ cúng ông Táo của người Sài Gòn với heo quay/gà luộc, bánh chưng, chả, rau xào, kẹo thẹo lèo, chè trôi nước...

Văn khấn

Dưới đây là văn khấn ông Táo về trời. Yêu cầu người cúng đọc rõ ràng. Âm lượng không cần quá to, chỉ cần vừa nghe là đủ. Khi cúng, các thành viên khác trong gia đình giữ sự im lặng, tôn nghiêm.

“Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.

Con kính lạy Đức Bồ - Tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển: (1)

Con kính lạy ngài đương niên Thiên quan: (2)

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn

thần.

Nay là Phút giao thừa năm... và..., chúng con là..., sinh năm..., ngụ tại...

Phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái tuế tôn thần trên vâng lệnh Thượng đế giám sát vạn dân dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều để khuyết lưu phúc lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc.

Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa vật phẩm, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh dâng hiến tôn thần, đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cai, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, Ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương, Ngài bản xứ thần linh Thổ địa, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần, các bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ: Minh niên khai thái, trú dạ cát tường. Thời thời giữ được bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.

Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư Phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Tips làm mâm cỗ cúng ông Công ông Táo siêu nhanh, gọn cho người bận rộn đang sinh sống tại Sài Gòn

Để làm mâm cỗ cúng ông Táo đơn giản mà vẫn đủ đầy, bạn có thể tham khảo một vài gợi ý sau:

- Mua sẵn bánh chưng, giò chả, kẹo thèo lèo, bộ “cò bay ngựa chạy” từ hôm trước. Giò chả có thể chọn các loại chả có hương vị độc đáo mới mẻ hơn các năm như chả cua biển, chả mỡ nướng, chả sụn hoặc chả cốm để chế biến nhanh gọn, đơn giản.

- Làm thêm một đĩa tôm hấp/luộc cho bắt mắt.

- Heo quay/gà luộc thể mua tại các địa điểm ngon uy tín. Nếu không muốn mua sẵn, bạn có thể tự luộc gà. Việc luộc gà ngon không quá khó. Cho gà vào nồi, đổ nước trên mặt gà, thêm chút muối và xíu bột nêm. Khi nồi gà sôi, giảm lửa, luộc thêm 5 - 7 phút, rồi tắt bếp, tiếp tục ngâm gà trong nước sôi khoảng 5 – 7 phút nữa. Gà sẽ không bị nứt da và đảm bảo chín bên trong, không bị đỏ.

- Cho chả vào nồi chiên không dầu hoặc chiên bằng chảo. Chả cua hay chả sụn, chả mỡ nướng, chả cốm đều chiên rất nhanh.

- Đĩa rau xào có thể rau cải thìa xào dầu hào hoặc rau củ thập cẩm.

- Tận dụng nước luộc gà có thể nấu 1 tô miến hoặc bát canh gà rau củ.

- Chuẩn bị thêm đồ uống là chai rượu ngâm trái cây êm nhẹ ngọt thơm như rượu mơ, rượu mận, rượu táo hoặc rượu sâm dây phục vụ cho các nghi thức cúng ngày Tết hoặc để thưởng thức trong dịp này.

Tại Sài Gòn, có địa chỉ Rượu trái cây thơm ngon khó cưỡng, thực khách uống 10 năm không đổi địa chỉ là nơi cực kỳ uy tín.

 

Bạn đang xem: Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của người Sài Gòn và chi tiết văn khấn
Bài trước Bài sau
popup

Số lượng:

Tổng tiền: