Review du lịch Y Tý, đường đi hiểm trở nhưng cũng đã vì được thưởng thức cảnh đẹp và bia ngon!

Review du lịch Y Tý – Cái tên Y Tý nghe lạ lẫm nhưng chứa đựng nhiều điều thú vị.

Tác giả: Dacsan.com Ngày đăng: 07/04/2022

Review du lịch Y Tý – Cái tên Y Tý nghe lạ lẫm nhưng chứa đựng nhiều điều thú vị. Trong hành trình tới Tây Bắc, bạn đừng quên dừng chân tại Y Tý nhé. Tại sao lại như vậy? Vì Y Tý đẹp lạ và cuốn hút như một cô gái sơn cước vậy.

Giới thiệu về du lịch Y Tý

Y Tý là một xã vùng cao biên giới thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, nơi sinh sống của người dân tộc Hà Nhì.

Y Tý ở vị trí cao so với mặt nước biển nên được thiên nhiên ưu đãi khí hậu quanh năm ôn hòa. Thỉnh thoảng, vào mùa đông có tuyết rơi, nhiệt độ dưới 0 độ nhưng người dân đã quen với cuộc sống này.

Có thể đi du lịch Y Tý vào thời điểm nào trong năm?

Bạn có thể khám phá Y Tý bất cứ thời gian nào bạn sắp xếp được. Tuy nhiên, có một số thời điểm đặc biệt hơn:

- Nếu bạn muốn săn mây thì thời gian lý tưởng là từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau.

- Y Tý có mùa hoa đỗ quyên vào cuối tháng 3 đầu tháng 4. Hoa đỗ quyên đủ màu sắc rực rỡ thu hút mọi ánh nhìn

- Bạn có thể tới Y Tý vào tháng 5,6 vì đây là mùa nước đổ. Cánh đồng mùa này đẹp tựa tranh.

- Nếu thích tham gia lễ hội lớn nhất của người Hà Nhì trong năm, các bạn hãy đến với lễ hội Khô già già vào ngày Thìn đầu tiên của tháng 6 âm lịch. Tùy năm thì có thể sẽ rơi vào tầm tháng 7-8.

- Nhiều người thích du lịch Y Tý vào mùa lúa chín. Thời điểm này là tháng 8 – tháng 9. Trong những năm gần đây thì Y Tý tập trung để lúa chín vào đúng các dịp lễ hội mùa thu (khoảng tuần sau của tuần 2/9).

- Mùa đông, bạn muốn ngắm tuyết rơi thì Y Tý cùng với Sa Pa và Mẫu Sơn là những địa điểm bạn nên đến.

Di chuyển tới Y Tý có khó không?

Đầu tiên bạn có thể đi từ Hà Nội tới Lào Cai bằng hai hình thức: tàu hoặc ô tô. Giá vé xe giường nằm dao động khoảng 400.000 – 500.000 VNĐ/ 1 vé. Giá vé tàu hỏa từ 300.000 – 700.000 VNĐ/ 1 vé. Nếu bạn đi vào buổi đêm, bạn ngủ một giấc là tới Lào Cai.

Từ Lào Cai, bạn có thể tiếp tục hành trình tới Y Tý. Quãng đường dài 80km và phương tiện thích hợp nhất để di chuyển là xe máy.

Nếu cung đường từ Hà Nội đến Lào Cai không quá khó khăn thì cung đường từ Lào Cai tới Y Tý sẽ thử thách bạn. Mặt đường dốc, gập ghềnh nên khó đi. Phương tiện đi du lịch Y Tý tốt nhất nên là xe máy. Du khách có thể thuê xe máy ở Lào Cài hoặc Sa Pa để đi. Trước khi khởi hành, bạn nên kiểm tra kỹ lại chất lượng xe như: lốp, phanh, động cơ, xăng,… để đảm bảo hành trình được thông suốt, thuận lợi.

Du lịch Y Tý bằng xe máy

Từ Sa Pa bạn cũng có thể đi tới Y Tý

Nếu bạn đang ở Sa Pa, bạn cũng có thể đi tới Y Tý. Bạn đi theo hướng đèo Ô Quy Hồ đến ngã 3 có biển chỉ Lai Châu và Bản Xèo thì rẽ phải đi theo hướng Bản Xèo, quãng đường dài khoảng 20km. Đến đây có 1 ngã 3 đi chợ Mường Hum các bạn nhớ rẽ trái đi về phía chợ. Qua chợ Mường Hum sẽ có biển đi Y Tý, các bạn cứ đi thẳng đường DT158 khoảng hơn 30km là sẽ tới Y Tý.

Ở Y Tý có chỗ lưu trú không?

Nếu bạn đi du lịch Y Tý vào ngày thời tiết không thuận lợi, bạn có thể xin lưu trú tại nhà dân vì ở đây hệ thống khách sạn, nhà nghỉ chưa phát triển nhiều. Người dân ở đây thân thiện, hiếu khách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bạn. Còn không, bạn có thể đi Y Tý trong ngày và tối trở về Sa Pa.

Review du lịch Y Tý - Những điểm bạn nên checkin ở Y Tý

Đầu tiên là Mốc 92 – Ngã 3 Lũng Pô: Đây là nơi đặt cột mốc biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Cũng chính nơi này, con sông Nguyên Giang (Trung Quốc) gặp sông Lũng Pô cùng hoà với nhau chảy vào Việt Nam được gọi là sông Hồng.

Mốc biên giới Việt Nam – Trung Quốc: Y Tý sát với Trung Quốc nên bạn có thể ngắm nhìn đoạn đường biên giới nước ta khi tới đây.

Thung lũng Thề Pả: Trong thung lũng Thề Pả, nổi bật là ruộng bậc thang trải dài hơn 5km từ thông Choỏn Thèn đến cầu Thiên Sinh. Ruộng bậc thang ở thung lũng Thề Pả có cảnh quan đẹp hữu tình, đây được coi là công trình “sáng tạo lớn” của người dân tộc Hà Nhì và H’Mông. Ruộng bậc thang trong thung lũng Thề Pả là sự kết hợp hài hoà giữa tự nhiên và bàn tay khối óc con người. Bạn cũng có thể được dự những lễ hội của người dân tộc Hà Nhì như “Khu già già”, lễ cúng “Gạ ma do”, lễ cúng “kho kìm” của dân tộc Dao đỏ…

Chợ Phiên Y Tý: Chợ diễn ra vào thứ 7 hàng tuần mang đậm bản sắc của cư dân bản địa. Chợ bày bán các mặt hàng là sản vật địa phương như: rau, nghệ, gừng, khoai,…

Thăm làng nghề đan lát của người dân Y Tý: Người Hà Nhì làm nghề thủ công đan lát từ các nguyên liệu tự nhiên như tre, mây, nứa, các loại dây rừng. Với bàn tay khéo léo, họ đã tạo ra các sản phẩm như mâm mây, rổ, rá, dần, sàng...rất bắt mắt.

Đỉnh Lảo Thẩn: Đây chính là nóc nhà của Y Tý, nằm trên độ cao gần 3000m so với mực nuớc biển.  “Lảo” là hai. “Thẩn” là núi, tức là hai tầng núi. Trên đỉnh Lảo Thần, du khách có thể săn mây, ngắm khung cảnh như chốn bồng lai du lịch Y Tý.

Các thôn ở Y Tý cũng có nhiều điểm thú vị để bạn khám phá.

Thôn Hồng Ngài: Thôn Hồng Ngài là nơi xa nhất của xã Y Tý, nằm trên độ cao gần 2.000 m so với mặt nước biển. Đây là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Mông. Cuộc sống của người dân khá ổn vì người dân trồng thảo quả phát triển về kinh tế.

Thôn Lao Chải: Muốn tìm hiểu về đời sống sinh hoạt độc đáo người dân Y Tý, bạn nên tới thôn Lao Chải – nơi đây tập trung người dân tộc Hà Nhì đen đông nhất ở Y Tý. Mỗi ngôi nhà ở đây có diện tích trung bình từ 65-80m2, có mái dốc ngắn (4 mái) lợp bằng cỏ gianh, không có hiên.

A Lù: xã nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc dọc theo suối Lũng Pô, thuộc huyện Bát Xát, Lào Cai, đường vào xã còn khó khăn. Mái nhà thưa thớt, đường đi vào khó khăn. Tuy nhiên, thiên nhiên ban tặng cho nơi đây vẻ đẹp hiếm có.

Cầu Thiên sinh: Đi du lịch Y Tý thì không thể nhắc tới cầu Thiên Sinh. Cây cầu này có nét đặc biệt là có độ dài 1m, trước đây cầu chỉ là một tảng đá tự nhiên bắc qua khe suối sâu hun hút. Từ hàng trăm năm trước, khối đá đó bị nứt tạo ra khe đá này, đây cũng là biên giới giữa Việt Nam – Trung Quốc. Ngày nay người dân đã làm cầu bê tông thay cho cầu cũ. Đứng trên cầu nhìn xuống vực đá sâu lòng suối Lũng Pô gầm gào bọt tung trắng xoá.

Review du lịch Y Ty - Bạn có thể ăn gì khi tới đây?

Bia Hà Nhì: Đây là đồ uống truyền thống của người Hà Nhì, có tuổi đời hàng trăm năm. Loại bia này nấu thủ công từ nguyên liệu gạo nếp. Gạo được chọn kỹ, ngâm nước một giờ đồng hồ, sau đó đồ thành xôi. Sau khi xôi chín thì đem để nguội phơi khô, sau đó được rắc men và cho vào hũ sành đậy kín. Sau 3 ngày, phần cơm xôi đó sẽ lên men, tiết ra nước, phần cái nổi lên trên và phần dưới là nước cốt có màu trắng ngà và ngọt dịu. Sau đó được chế thêm nước sôi để nguội và ủ từ 10 đến 15 ngày để cho ra sản phẩm bia. Bia Hà Nhì có mùi thơm và hương vị đặc trưng. Khi đi du lịch Y Tý, bạn đừng quên thưởng thức bia Hà Nhì, uống rất ngon và có mùi thơm, hương vị đặc trưng.

Bìa của người Hà Nhì (Ảnh: Dương Toản)

Củ Hà Sin Cô: Củ Hà Sin Cô khá giống của khoai lang nhưng ruột bên trong vàng và ăn thơm.

Nấm hương rừng Y Tý: Nấm hương là đặc sản của vùng đất này. Thường sau trận mưa vào tháng 4, 5, các loại nấu như: nấm hương, nấm sò, nấm thông …sẽ sinh sôi nảy nở. Loại gia vị này nấu với các món ăn rất thơm, ngon. Bà con Hà Nhì rủ nhau lên rừng tìm nấu sau đó đem ra chợ bán. Du khách có thể tìm mua nấm ở các chợ sáng của người dân.

Thịt trâu gác bếp do người miền núi tự tay chế biến

Ngoài ra, đi du lịch Y Tý, bạn có thể thưởng thức các đặc sản của núi rừng như thịt heo gác bếp, thịt trâu gác bếp, rượu ngô, rượu men lá… Các đặc sản này cũng đã có mặt trên dacsan.com để bạn dễ dàng thưởng thức.

Trên đây là review du lịch Y Tý, bạn hãy theo dõi Dacsan.com để khám phá thêm nhiều địa điểm hấp dẫn khác nữa nhé!

Bạn đang xem: Review du lịch Y Tý, đường đi hiểm trở nhưng cũng đã vì được thưởng thức cảnh đẹp và bia ngon!
Bài trước Bài sau
popup

Số lượng:

Tổng tiền: