Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025, cúng giờ nào để đón tài lộc cho cả năm?

Theo quan niệm dân gian, lễ cúng giao thừa  còn được gọi là “tống cựu nghinh tân”, hoặc là lễ cúng trừ tịch. Ý nghĩa của lễ cúng giao thừa là nhằm tiễn các vị Thần linh năm cũ và nghênh đón các vị Thần linh của năm mới, cầu mong tài lộc, may mắn, bình an.

Tác giả: Lisa Ngày đăng: 14/01/2023

Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025, giờ đẹp để tiến hành nghi lễ cúng bái, theo các chuyên gia phong thủy đó là giờ Tý (tức 11h đêm) hoặc giờ chính Tý (0 giờ đêm), đồng thời nên kết thúc trước 1 giờ sáng ngày mùng 1 tết.

Ý nghĩa của nghi lễ cúng giao thừa

Theo quan niệm dân gian, lễ cúng giao thừa  còn được gọi là “tống cựu nghinh tân”, hoặc là lễ cúng trừ tịch. Ý nghĩa của lễ cúng giao thừa là nhằm tiễn các vị Thần linh năm cũ và nghênh đón các vị Thần linh của năm mới. Chính vì thế, nghi thức cúng giao thừa dịp Tết Nguyên đán có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tín ngưỡng của người Việt, đó là sự nghênh đón tài lộc, cầu một năm may mắn, bình an, khỏe mạnh.  

Để chuẩn bị cho nghi lễ cúng giao thừa, vào thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng và các lễ vật mang ý nghĩa trừ tiêu những điều xấu và không may của năm cũ để đón những điều tốt lành trong năm mới.

Giờ cúng giao thừa đẹp năm Ất Tỵ 2025

Các chuyên gia phong thủy gợi ý, thời điểm đẹp để tiến hành nghi lễ cúng giao thừa năm Ất Tỵ 2025 là giờ Tý (tức 11 giờ đêm) hoặc tốt hơn nữa là giờ chính Tý (lúc 0 giờ đêm). Đồng thời nên kết thúc trước 1 giờ sáng ngày mùng 1 Tết.

Tại sao lại nên cúng giao thừa Tết Ất Tỵ 2025 vào khung giờ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng thì các chuyên gia giải thích trước 1 giờ sáng là thời điểm các vị thần cũ bàn giao công việc cho các vị thần năm mới. Do đó việc tiến hành nghi lễ cúng trước 1h sáng để các vị thần chứng giám cho lòng thành của gia chủ.

Cách cúng giao thừa

Thời điểm giao thừa, người Việt cúng ở cả trong nhà và ngoài trời. Và mỗi vùng miền sẽ chuẩn bị mâm cúng theo phong tục riêng. Dưới đây là mâm cúng giao thừa phổ biến ở ba miền để bạn đọc tham khảo.

Mâm cúng giao thừa trong nhà miền Bắc

Vào thời khắc giao thừa, người miền Bắc thường chuẩn bị các món ăn truyền thống để tiến hành làm nghi lễ “tống cựu nghênh tân”.

Mâm cơm cúng giao thừa của người miền Bắc thường là những món ăn truyền thống, bao gồm 4 bát, 4 đĩa hoặc 6 bát, 6 đĩa hay 8 bát, 8 đĩa tùy vào điều kiện mỗi gia đình. Cụ thể, 4 bát đó là: bát miến nấu lòng gà, móng giò hầm măng, bát mọc bà bóng nấu thập cẩm. Các đĩa đó là đĩa thịt gà luộc, đĩa nem, đĩa giò lụa, đĩa giò xào, hành muối và bánh chưng.

Mâm cúng giao thừa trong nhà của người miền Trung

Người miền Trung chuẩn bị cả bánh chưng và bánh tét cho mâm cúng giao thừa trong nhà. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của các món ăn: giò lụa, thịt đông, dưa món, gà bóp rau  rắm, heo luộc, chả Huế, dưa giá, canh măng, đĩa ram, cá chiên… Ở một số nơi, người dân còn làm nhiều món khác như: bánh răng bừa, chả tôm, cuốn diếp gỏi ngó sen, nem lụi, gỏi bao tử…

Mâm cúng giao thừa trong nhà của người miền Nam

Thời tiết Nam Bộ đặc trưng nắng nóng nên mâm cỗ cúng của người Nam thường ưu tiên các món nguội. Thường bao gồm: canh khổ qua nhồi thịt, canh măng tươi, thịt kho hột vịt, chả giò, gỏi tôm thịt, bánh tét, củ kiệu, dưa giá....Bên cạnh đó, mâm cúng giao thừa trong nhà của người miền Nam còn bao gồm các lễ vật khác như 5 loại trái cây, dĩa trầu cau, 1 dĩa muối, 1 dĩa gạo, bánh mứt các loại, 5 ly trà, một bình bông, vàng mã…

Mâm cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì?

Chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời theo phong tục xưa nay thường gồm có: xôi hoặc bánh chưng, 1 con gà trống luộc nguyên con có mào cờ, mỏ ngậm bông hoa hồng, rượu, bánh kẹo, trà, cau trầu, 1 mâm ngũ quả, rượu, trà, muối 1 đĩa, gạo 1 đĩa, đèn, nhang…

Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị các vật phẩm quần áo, mũ, ủng quan Thần linh cùng với tiền và vàng mã. Một số gia đình cũng làm mâm cúng giao thừa ngoài trời là cỗ ngọt và chay cùng hương, hoa, bánh kẹo đèn nến, mứt Tết và các loại đồ uống.

Lễ vật thì sẽ tùy điều kiện mỗi gia đình. Có nhà chỉ chuẩn bị mâm cúng giao thừa ngoài trời là đĩa thịt heo luộc, nén hương, chén rượu. Điều cần nhất vẫn là lòng thành.  

Lưu ý trong lễ cúng trừ tịch

Cúng trừ tịch (tống cựu nghênh tân”) cần phải thực hiện cúng ngoài trời trước nhằm đón quan Hành khiển mới, tiễn quan Hành Khiển cũ. Do vây, thứ tự thực hiện nghi lễ cúng giao thừa trước hết là cúng ngoài trời sau mới tới trong nhà. Mâm cỗ ngọt hoặc chay, mặn thường đặt ở một bàn nhỏ dưới bàn thờ chính. Trên bàn thờ chính đặt hoa, xôi chè/bánh chưng và tiền vàng. Đặc biệt không nên đốt tiền vàng vào lễ giao thừa vì có quan niệm cho rằng đốt tiền vàng sẽ thu hút vong âm. Cũng không nên cắm cành vàng lá ngọc trên bàn thờ vì mang nhiều âm khí không tốt cho gia chủ.

Trên đây là những thông tin về việc cúng giao thừa Tết Ất Tỵ 2025 để đón năm mới may mắn, tài lộc. Ngày xuân cũng là thời điểm có những trải nghiệm ẩm thực hấp dẫn, mới lạ. Dacsan.com luôn có các đặc sản vùng miền làm món ngon ngày Tết như bò một nắng, thịt gác bếp, dồi sụn, nem chua rán, chả mỡ nướng, chả cốm, rượu mơ, rượu táo mèo, rượu sâm dây, hồng treo gió đặc sản Đà Lạt để mang tới không khí xuân rộn ràng, ấm áp cho các gia đình. 

Xem chi tiết sản phẩm trên website Dacsan.com hoặc gọi 0901 486 486 để được tư vấn trực tiếp.

Bạn đang xem: Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025, cúng giờ nào để đón tài lộc cho cả năm?
Bài trước Bài sau
popup

Số lượng:

Tổng tiền: