Cận cảnh cách làm hồng treo gió để tạo ra đặc sản Đà Lạt nức tiếng

Từ trái hồng tươi, người dân Đà Lạt đã học hỏi người Nhật cách làm hồng treo gió để làm nên đặc sản Đà Lạt hồng treo gió nức tiếng gần xa.

Tác giả: Lisa Ngày đăng: 22/12/2022

Hồng treo gió là một đặc sản Đà Lạt làm siêu lòng các tín đồ ẩm thực. Vậy bạn đã biết quy trình làm ra sản phẩm ấy là như thế nào chưa? Cùng khám phá ngay nhé!

Cách làm hồng treo gió đặc sản Đà Lạt

Nguyên liệu

Để làm ra hồng treo gió, người dân Đà Lạt đã dùng trái hồng tươi vừa chín tới, còn cứng và chắc trên cây để làm nguyên liệu.

Trái hồng là một loại quả của mùa thu ngọt thơm và giàu chất dinh dưỡng mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Sau khi trồng 3 năm, cây hồng sẽ cho ra trái. Quả hồng có màu vàng cam tới đỏ và hình dáng khác nhau tùy loại.

Thông thường cây hồng sẽ ra hoa vào tháng 3 âm lịch và kết trái vào mùa thu. Những trái hồng lúc lỉu trên cành không chỉ mang tới một loại quả ngọt lành mà vẽ lên những sắc màu tươi tắn cho bầu trời thu.

Ở nước ta, Đà Lạt là vùng trồng rất nhiều giống hồng: hồng trứng, hồng vuông… Mùa thu hoạch, chúng không chỉ là những đốm sáng tô điểm cho bầu trời trong xanh thêm tươi đẹp. Mà chúng còn là một loại quả bổ dưỡng, ngọt lành từ thiên nhiên.

Từ trái hồng tươi, người dân Đà Lạt đã học hỏi người Nhật cách làm hồng treo gió để làm nên đặc sản Đà Lạt hồng treo gió nức tiếng gần xa.

Quy trình làm hồng treo gió

Bước đầu tiên trong quy trình làm hồng treo gió là chọn những trái hồng trên cây. Chỉ những trái cứng, chín vừa tới, không bị côn trùng xâm nhập mới được hái xuống làm hồng treo gió. Quá trình hái phải cẩn thận, giữ nguyên cuống.

Tiếp theo hồng sẽ được sơ chế, rửa sạch khỏi bụi bặm, gọt vỏ và khử trùng với rượu.

Bước thứ ba trong cách làm hồng treo gió là treo chúng trên cao trong khu vực xưởng treo nhiều lớp để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và không dính mưa hay sương. Người dân sử dụng dây để buộc vào cuống và sắp xếp chúng so le để không chạm vào nhau.

Sau 7-10 ngày, khi trái hồng treo bắt đầu chuyển sang màu nâu nhẹ thì người làm hồng sẽ thực hiện kỹ thuật massage cho từng trái. Họ đeo găng tay, nắn nhẹ nhàng từng trái để chúng mềm ruột và kết tinh vị ngọt. Kỹ thuật “mát-xa” sẽ được thực hiện cách ngày vào buổi sáng sớm để hồng hấp thụ khí gió trời tự nhiên, vị chát còn sót lại sẽ chuyển hóa thành vị ngọt.

Sau 3-4 tuần, hồng treo gió mềm dẻo đều trái, bên trong kết mật ngọt sẽ được hạ giàn, phân loại và đóng gói đem đi tiêu thụ.

Chọn hồng treo gió Đà Lạt loại ngon như thế nào?

Mỗi cơ sở sử dụng một loại hồng khác nhau để làm hồng treo gió. Có nơi dùng trái nhỏ, có nơi dùng trái lớn, có hạt hoặc không hạt. Kích cỡ hồng treo gió không quan trọng. Mà điều cần quan tâm nhất là hương vị có dẻo mềm, ngọt thơm tự nhiên hay không. Bên cạnh đó, cách làm hồng treo gió có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không.

Tại Dacsan.com, hồng treo gió đặc sản Đà Lạt không chỉ có hương vị tuyệt đỉnh mà cách làm hồng treo gió còn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cao nhất. Hồng được treo trong khu vực xưởng treo nhiều lớp, thuận tiện đón gió trời, có bọc lưới xung quanh để tránh sự xâm nhập của côn trùng và có lớp bạt che chắn khi trời có sương hoặc mưa. Quá trình mát-xa hồng được thực hiện cẩn thận, người làm hồng đeo găng tay, đeo khẩu trang và thực hiện đầy đủ các quy trình an toàn thực phẩm. Do vậy, bạn hoàn toàn yên tâm khi đặt mua hồng treo gió tại Dacsan.com.

Trên đây là cận cảnh cách làm hồng treo gió đặc sản Đà Lạt nức tiếng gần xa. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc đặt hàng hồng treo gió loại ngon, đảm bảo an toàn thực phẩm, vui lòng nhắn tin hoặc gọi điện tới số 0901.486.486.

Bạn đang xem: Cận cảnh cách làm hồng treo gió để tạo ra đặc sản Đà Lạt nức tiếng
Bài trước Bài sau
popup

Số lượng:

Tổng tiền: