-
- Tổng tiền thanh toán:
Văn hóa ẩm thực miền Bắc thể hiện qua món dồi sụn thế nào?
Nền văn hóa ẩm thực Việt Nam vô cùng đa dạng. Với mỗi vùng miền lại có một nét đặc trưng riêng thể hiện qua các món ăn với hương vị khác nhau.
Tác giả: Dacsan.com Ngày đăng: 25/03/2022
Nền văn hóa ẩm thực Việt Nam vô cùng đa dạng. Với mỗi vùng miền lại có một nét đặc trưng riêng thể hiện qua các món ăn với hương vị khác nhau. Nếu như ẩm thực miền Trung mang đậm nét của một vùng đất đầy nắng gió, miền Nam là kết hợp của những nền ẩm thực khác nhau thì miền Bắc có nền ẩm thực in đậm cốt cách của một nền văn hóa lâu đời. Cũng chính vậy mà ta có thể bắt gặp các món ăn miền Bắc ở bất cứ đâu, từ những quán ăn ven đường cho đến quán lẩu, nhà hàng,... Hãy cùng Dacsan.com tìm hiểu xem văn hóa ẩm thực miền Bắc được thể hiện như thế nào qua món dồi sụn nhé!
Nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực miền Bắc
Ẩm thực miền Bắc có sự chú trọng nhiều đến sử dụng gia vị và cách nêm nếm cũng có những nét độc đáo rất riêng. Món ăn miền Bắc thường có vị thanh tao, không nồng gắt, thường đề cao độ ngon ngọt tự nhiên của từng thực phẩm. Các món ăn trình bày đơn giản nhưng lại có những nét rất riêng.
Đặc biệt, các món ăn miền Bắc thường được cuốn, gói, nhồi để ăn cùng nhau.
Đặc trưng trong văn hóa ẩm thực thể hiện qua các món cuốn, nhồi
Đây cũng là điều tạo nên sự khác biệt trong ẩm thực miền Bắc. Khi trộn, nhồi và thưởng thức ta sẽ có thể cảm nhận được hương vị của tất cả các nguyên liệu. Món ăn cũng sẽ không nhanh ngán so với khi thưởng thức riêng các nguyên liệu. Và khi nhắc đến các món cuốn, gói, nhồi thì chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến món dồi sụn. Món ăn vặt mà ta có thể bắt gặp tại bất kỳ quán ăn đường phố nào từ Bắc tới Nam.
Dồi sụn là sản phẩm được sản xuất dựa theo món dồi heo trong truyền thống. Điểm khác nhau giữa dồi sụn và dồi heo chính là nhân của dồi sụn không có huyết heo, thịt mỡ heo. Dồi sụn sử dụng nhân thịt heo, hạt đỗ xanh, sườn sụn, hành tây, cà rốt, các loại rau thơm, gia vị, theo bí quyết riêng của từng đơn vị được nhồi bằng vỏ lòng non heo hoặc vỏ collagen. Để thuận tiện, dễ dàng đóng túi và tiêu dùng nên dồi sụn thường được cắt thành ngắn như những chiếc như xúc xích.
Sử dụng dồi sụn khi nào?
Dồi sụn thường được sử dụng tại các món nhậu, quán bún đậu, lẩu, lẩu nướng, nhà hàng, khách sạn, quán ăn vặt ven đường hay các cơ sở phục vụ suất ăn công nghiệp…
Dồi sụn nướng
Cách làm món dồi sụn đơn giản tại nhà
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Sụn heo
Thịt nạc vai
Giò sống
Mỡ heo
Lòng non
Lạc và hành tây, hành khô
Các loại rau gia vị gồm rau răm, hành lá, húng quế
Rượu mai quế cùng 1 chút rượu trắng
Dầu điều
Chanh hoặc giấm
Các loại gia vị khác như: muối trắng, đường, tiêu, nước mắm, bột ngọt...
Các nguyên liệu cho món dồi sụn
Bước 1: Sơ chế lòng non
Đây là một công đoạn đóng vai trò quan trọng để làm lên thành công cho món ăn. Vì vậy, các bạn cần hết sức lưu ý và thực hiện thật cẩn thận để khử mùi của lòng.
Bạn lộn trái lòng heo, sau đó vuốt hết dịch trong bộ lòng rồi rửa lại bằng nước sạch. Tiếp theo, cho muối trắng vào lòng heo rồi bóp đi bóp lại để loại bỏ các chất nhầy và cho lòng không bị hôi.
Dùng nước cốt chanh (có thể thay thế bằng giấm) và cho một chút rượu trắng vào lòng rồi bóp đều để khử bớt mùi hôi, sau đó rửa lại một lần nữa bằng nước sạch.
Sơ chế lòng non để loại bỏ bớt mùi hôi đặc của lòng
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu còn lại
Rang chín lạc rồi giã nhỏ để loại bỏ lớp vỏ được dễ dàng.
Hành tây rửa sạch và băm nhỏ.
Các loại rau gia vị, rửa sạch rồi thái nhỏ.
Với thịt nạc, mỡ heo và sụn heo, đem rửa sạch sau đó cho vào máy xay. Cần xay riêng từng loại.
Bước 3: Trộn nhân dồi
Chuẩn bị chiếc bát lớn cho tất cả các nguyên liệu gồm mỡ heo, thịt nạc, sụn non đã xay, giò sống, hành tây, rau răm, húng quế, lạc và nêm nếm gia vị theo ý muốn.
Để hỗn hợp vào tủ lạnh ngăn mát khoảng 20 phút cho ngấm đều gia vị.
Nhân dồi sụn
Bước 4: Nhồi dồi sụn
Trước tiên, ta cần cột cố định một đầu của lòng non, sau đó nhét phễu vào đầu kia. Dùng tay giữ chặt miệng phễu, sau đó múc nhân đổ vào miệng phễu, dùng đũa nhấn cho phần nhân này rơi xuống lòng non.
Sau khi nhồi nhân xong, dùng lạt hoặc dây sạch cột bộ lòng thành nhiều đoạn nhỏ như xúc xích.
Nhồi nhân vào lòng non sau đó cột dây để chia bộ lòng thành các đoạn nhỏ
Bước 5: Luộc phần dồi sơ qua nước nóng
Nấu một nồi nước ấm, cho dồi sụn vào luộc. Luộc khoảng 5-7 phút, khi dồi vừa chuyển màu thì dùng tăm chọc vào khúc dồi để khí hơi bên trong thoát ra, như vậy dồi không bị quá căng và bục ra khi luộc hoặc nướng.
Luộc qua dồi sụn
Sau khi luộc vớt dồi ra để nguội và ráo nước, cắt rời từng khúc dồi. Sau đó bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh hoặc đem hấp hoặc nướng để thưởng thức.
Ý nghĩa món dồi sụn
Về tính thẩm mỹ
Dồi sụn sau khi hấp
Dồi sụn được cải tiến từ món dồi heo nhưng không cho tiết. Điều này giúp cho những người không ăn được tiết có thể thưởng thức một bản khác của dồi heo. Nhìn vào dồi sụn khi chưa qua chế biến, chúng ta có thể biết được nguyên liệu của dồi.
Dồi sụn nướng
Nếu chỉ nhìn vào vẻ bên ngoài chắc hẳn nhiều người sẽ ngại thưởng thức bởi bề ngoài sau khi nướng, rán chúng không được đẹp mắt. Nhưng hương vị sẽ khiến bạn không quên khi vị dai giòn sần sật của dồi sụn kết hợp cùng hương vị chua cay của tương ớt khiến người ta ăn mãi không chán.
Tác dụng của các nguyên liệu dồi sụn
Thịt heo là nguyên liệu chính trong món dồi sụn và nó cũng đã quá quen thuộc đối với mọi người. Chúng chứa nhiều khoáng chất và vitamin sẽ giúp cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, duy trì cơ bắp,...
Đỗ xanh cung cấp chất xơ, nhiều khoáng chất thiết yếu như sắt, mangan,... giúp tăng cường chức năng hệ miễn dịch, nâng cao tiêu hóa,..
Cà rốt giúp sáng mắt, có công dụng trong làm đẹp,...
Dồi sụn là sự kết hợp của các nguyên liệu trên nó không chỉ là món ăn vặt ven đường mà còn cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
Trên đây là những chia sẻ của Dacsan.com về món dồi sụn. Dồi sụn không chỉ là món ăn vặt nổi tiếng trên các quán vỉa hè, món ăn này còn giúp chúng ta hiểu hơn về văn hóa ẩm thực miền Bắc.