Phở hai tô – Đặc sản Gia Lai được công nhận đạt “Giá trị ẩm thực Châu Á”

Phở khô Gia Lai cùng với thịt bò một nắng, cơm lam gà nướng hay thit gà xông khói là những đặc sản Gia Lai nức tiếng nhất định phải thử nếu có dịp ghé thăm phố núi

Tác giả: Lisa Ngày đăng: 26/10/2023

Phở khô Gia Lai cùng với thịt bò một nắng, cơm lam gà nướng hay thit gà xông khói là những đặc sản Gia Lai nức tiếng nhất định phải thử. Cùng khám phá hương vị của món ăn từng được Tổ chức Kỷ lục Châu Á công nhận đạt “Giá trị ẩm thực châu Á” vào năm 2012 này nhé!

Phở hai tô có tên gọi thật lạ. Trước hết hãy cùng Dacsan.com tìm hiểu về nguồn gốc tên gọi, cách chế biến và cách thưởng thức món ăn đặc trưng của phố núi xem có gì đặc biệt.

Tên gọi phở hai tô

Phở hai tô Gia Lai có tên gọi như vậy là do xuất phát từ cách phục vụ. Món sẽ được phục vụ với hai tô, bao gồm 1 tô phở và 1 tô nước dùng riêng, chứ không cho nước dùng vào thẳng tô phở như phở Hà Nội.

Nguồn gốc

Ở Gia Lai có nghề truyền thống làm bánh phở khô. Có rất nhiều gia đình cha truyền con nối theo nghề này. Trong đó, cơ sở làm phở khô được coi là đầu tiên ở Gia Lai nằm trên đường Bà Triệu, TP Pleiku (số 42 Bà Triệu). Và người đầu tiên giới thiệu món này là ông Nguyễn Thành Mỹ, chủ tiệm ăn Đại Hưng ( đường Hùng Vương) biến tấu.

Mỗi thực khách sẽ được phục vụ hai tô: 1 tô bánh phở và 1 tô nước lèo

Từ nguyên liệu sợi bánh phở khô, ông Nguyễn Thành Mỹ đã sáng tạo nên món phở hai tô vô cùng đặc biệt.  

Sợi bánh phở khô Gia Lai có gì đặc biệt?

Sợi bánh phở khô khác với những sợi bánh thông thường ở chỗ làm hoàn toàn từ gạo trồng ở huyện Phú Thiện (một huyện của Gia Lai). Cách làm bánh phở khô gần giống như cách làm bánh phở tươi, tuy nhiên, sẽ trải qua thêm một bước phơi khô, sau đó mới đưa vào máy cắt để cắt thành sợi.

Thoạt nhìn ban đầu, sợi phở khô khá giống với hủ tiếu vì sợi mảnh, dẹt và có kích cỡ nhỏ, nhỏ hơn 3 đến 4 lần sợi bánh phở tươi Hà Nội.

Cách chế biến phở hai tô

Phở hai tô được người dân Gia Lai chế biến bằng các bước:

  • Nấu nước dùng: phở bò thì sẽ nấu nước dùng là xương heo và xương bò. Còn phở gà thì nấu nước lèo bằng cách hầm xương xương heo với xương gà. Nước dùng phở hai tô Gia Lai hoàn toàn không cho thêm hoa hồi hay quế, thảo quả như phở Hà Nội. Do vậy, vị thanh nhẹ. Tô nước dùng phở hai tô khi đem ra phục vụ thực khách sẽ có thêm những cục bò viên (thịt bò băm nhuyễn, nặn thành viên).
  • Chế biến bánh phở khô. Phở khô sẽ trụng qua nước nóng để có vị mềm, dai. Sau đó cho ra tô, thêm hành lá, tóp mỡ, hành phi và thịt bằm đã xào chín với gia vị. Với món phở gà thì sẽ cho thêm thịt gà luộc xé nhỏ. Các loại rau ăn kèm là giá đỗ, xà lách, ngò gai. Khi ăn phở hai tô Gia Lai thì một gia vị không thể thiếu đó là tương đen.

Tương đen Gia Lai được coi là một thứ gia vị không thể thiếu khi thưởng thức món phở hai tô. Loại gia vị này sánh, mịn, vị mặn ngọt hài hòa và mùi thơm nhẹ từ đậu nành lên men.

Cách thưởng thức

Phở hai tô được thưởng thức bằng cách thêm rau và tưới nước tương đen vào tô bánh phở. Gắp miếng phở khô, thực khách sẽ cảm nhận được sợi phở dai mềm, rau tươi, thịt ngọt. Thỉnh thoảng thưởng thức thìa nước dùng ngọt thanh là có thể ăn liên tục không ngán.

Phở khô Gia Lai cùng với thịt bò một nắng, cơm lam gà nướng hay thit gà xông khói là những đặc sản Gia Lai nức tiếng nhất định phải thử nếu có dịp ghé thăm phố núi. Riêng với đặc sản bò một nắng Gia Lai, du khách có thể thưởng thức ngay tại Sài Gòn. Dacsan.com là địa chỉ cung cấp đặc sản bò một nắng Gia Lai loại ngon, chính gốc và tuyển chọn.

Thịt bò một nắng Krông Pa là đặc sản Gia Lai có vị mềm, ngọt và thơm, rất ngon!

Tìm hiểu thêm tại bài viết: “Bò một nắng và cách chế biến tạo nên đặc sản Gia Lai khó cưỡng”.

Bạn đang xem: Phở hai tô – Đặc sản Gia Lai được công nhận đạt “Giá trị ẩm thực Châu Á”
Bài trước Bài sau
popup

Số lượng:

Tổng tiền: