TÁO MÈO – MỘT VỊ THUỐC QUÝ

Táo mèo còn gọi là sơn tra (Fructus Crataegi) mọc tự nhiên và trồng nhiều ở các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái… nơi có khí hậu mát mẻ, ở độ cao trên 1000m.

Tác giả: Dacsan.com Ngày đăng: 24/05/2021

Táo mèo còn gọi là sơn tra (fructus crataegi) mọc tự nhiên và trồng nhiều ở các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái… nơi có khí hậu mát mẻ, ở độ cao trên 1000m. Táo mèo chính là đặc sản của vùng đất này. Cây táo mèo mọc trên những cánh rừng, chiều cao trung bình 7-10m, thân gỗ, tán lá rộng, mùa thu hoạch vào khoảng tháng 9, tháng 10 hàng năm.

Táo mèo là loại quả có tác dụng đa năng, vừa là vị thuốc quý, vừa dùng để giải khát và bổ trong ngày hè.

Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn đến với vùng này ngắm ruộng bậc thang mùa lúa chín, thưởng thức những quả táo mèo ngọt giòn mang theo vị chua thanh thanh từ hương rừng gió ngàn. Chúng tôi đã tới thực địa tại vùng này và leo lên  rừng táo mèo Tà Xùa – Sơn La cao trên 1700m, tâm trạng vô cùng phấn chấn với nguồn dược liệu quý này. Chính điều đó đã thúc giục chúng tôi cùng với các chuyên gia Đức nghiên cứu các giá trị của loại quả quý này. 

Tác dụng của táo mèo

Theo Y học cổ truyền, táo mèo có vị chua ngọt  thuộc nhóm tiêu thực hóa tích, giúp dịch vị tăng bài tiết acid mật và pepsin dịch vị, chủ yếu điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều thịt, dầu mỡ, trẻ em ăn sữa không tiêu, giúp ăn ngon miệng.

Thực nghiệm invivo dịch chiết táo mèo có tác dụng ức chế trực khuẩn E. Coli, lỵ, bạch hầu, thương hàn, tụ cầu vàng khá mạnh.

Nghiên cứu hiện đại cho thấy: Táo mèo có tác dụng kháng khuẩn, cường tim, làm giãn mạch vành, chống rối loạn nhịp tim, hạ áp, bảo vệ tế bào gan, tăng cường công năng miễn dịch, trấn tĩnh an thần, ức chế ngưng tập tiểu cầu, điều chỉnh rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, phòng ngừa đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, béo phì, viêm cầu thận cấp và mãn tính, hậu sản, ứ trệ, giảm kích thích ruột, tiêu chảy, lỵ.

Theo TS Dhamananda (Giám đốc viện Y học cổ truyền Porland, Oregon) các tác dụng sinh học của táo mèo có liên quan đến 4 nhóm hợp chất chủ yếu:

Các flavonoid (Hyperoside, Luteolin – 7 glucoside,Rutin, Quercetin, Vitexin và Vitexin rhamnosides).

Oligomeric procyanidins và flavans.

Các dẫn xuất Triterpenne, các acid hữu cơ.

Các phenolic đơn giản.

Viện cây thuốc và tinh dầu Nga cho thấy táo mèo có tác dụng chống nghẽn mạch rõ rệt, giảm cholesterol, triglycerid, độ quánh máu và fibrinogen.

Đối tượng sử dụng khá rộng:

Người bị mỡ máu, mỡ gan, người béo phì.

Người kém ăn, gầy yếu

Người bị các bệnh tim mạch, huyết áp cao

Người rối loạn tiêu hóa

Để phòng bệnh có thể uống đều đặn sau ăn, nhất là sau uống rượu bia, ăn nhiều thịt mỡ.

Trẻ em uống sữa không tiêu.

Tóm lại táo mèo không những là vị thuốc có tác dụng giúp tiêu hóa, giúp ăn ngon, mà còn có khả năng phòng chống các rối loạn chuyển hóa, giảm mỡ máu, hạ huyết áp, điều hòa hoạt động tim mạch, bảo vệ gan, kháng khuẩn.

Quý khách hàng có nhu cầu về: táo mèo tươi, táo mèo khô, vui lòng liên hệ:

Dacsan.com – Tặng quà đặc sản, trao vạn tinh hoa

Hotline: 0901 486 486.

Bạn đang xem: TÁO MÈO – MỘT VỊ THUỐC QUÝ
Bài trước Bài sau
popup

Số lượng:

Tổng tiền: