Những phong tục tập quán của người Việt trong Tết Nguyên Đán

Đã trải qua bao mùa Tết Nguyên Đán nhưng liệu bạn đã thực hiện đầy đủ hết các phong tục ý nghĩa từ ông, bà để lại cho chúng ta vào dịp Tết chưa?

Tác giả: Dacsan.com Ngày đăng: 05/03/2022

Đã trải qua bao mùa Tết Nguyên Đán nhưng liệu bạn đã thực hiện đầy đủ hết các phong tục ý nghĩa từ ông, bà để lại cho chúng ta vào dịp Tết chưa? Cùng Dacsan.com điểm qua lại các phong tục tập quán của người Việt trong Tết Nguyên Đán nhé!

Cúng ông Công, ông Táo

Trước khi Tết, cứ đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, theo truyền thống của người Việt thì mỗi nhà sẽ làm lễ tiễn ông Công, ông Táo lên thiên đình để báo cáo mọi việc trong nhà trong một năm qua của gia chủ với Ngọc Hoàng. Trong ngày này, mọi người thường sẽ dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ, nấu mâm cỗ và mua cá vàng về thả cúng để tiễn ông Công, ông Táo về trời.

Gói bánh chưng, bánh tét

Hai món bánh truyền thống khó thiếu trong dịp Tết của người Việt, thường được dâng cúng bàn thờ tổ tiên, trong mâm cỗ và cũng là món quà biếu ý nghĩa. Trong những ngày trước Tết, nhiều gia đình, dòng họ, thôn xóm thường tụ tập cùng nhau trò chuyện, gói bánh, luộc bánh thâu đêm để kịp bánh chín cúng đêm 30. Xuyên suốt bao năm tục gói gánh chưng, bánh tét ngày Tết vẫn mãi luôn được duy trì và phát huy tốt.

Lau dọn nhà, cửa

Đối với người Việt lau dọn, nhà cửa sạch sẽ đón Tết mang ý nghĩa sắp xếp lại những điều chưa ổn thoả, xóa bỏ những điều không tốt của năm cũ chuẩn bị đón chào năm mới với nhiều tài lộc và may mắn. Vì thế trong những ngày cuối năm, các gia đình ở Việt Nam đều dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, đồ vật sạch sẽ.

Bày mâm ngủ quả

Vào dịp Tết, cái gì có thể thiếu chứ mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên là không thể quên. Bắc, Trung, Nam mỗi vùng sẽ có những cách bày mâm ngũ quả khác nhau cũng như sử dụng những loại hoa trái khác nhau nhưng ý nghĩa chung đều là để cầu mong một năm mới bình an, may mắn, hạnh phúc, an khang, phú quý.

Tảo mộ

Hằng năm cứ mỗi độ 24, 25 tháng Chạp Âm lịch thì nhà nào nhà nấy cùng nhau đi thăm viếng, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên và người thân của gia đình. Đây là một phong tục phổ biến của người Việt, thể hiện đạo hiếu, lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất.

Cúng tất niên

Đây là nghi lễ vô cùng quan trọng và không thể bỏ qua trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt. Cúng tất niên diễn ra vào 30 Tết, gia đình thường làm những mâm cỗ tươm tất để thắp hương mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình, đồng thời kết thúc một năm cũ và chuẩn bị đón chào năm mới.

Đón giao thừa

Giao thừa là khoảnh khắc thiêng liêng được nhiều người mong đợi nhất năm, đây là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, cũng là khoảnh khắc đất trời giao hoa, thiên nhiên và con người trở nên gần gũi nhất. Trong đêm giao thừa thường có nhiều hoạt động rất hấp dẫn như ca múa nhạc, bắn pháo hoa, đi chùa, hái lộc,…

Xông đất

Liền kề với thời điểm giao thừa thì tục tiếp theo chính là xông đất. Theo quan niệm của người Việt, người xông đất đầu năm rất quan trọng vì vậy, các gia đình thường chọn những người hợp tuổi, hiền lành, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt, tính tình vui vẻ để xông đất nhà mình. Người xông đất chính là người đầu tiên bước vào nhà cùng với lời chúc mừng năm mới.

Đi chùa, hái lộc

Đi chùa đầu năm là hoạt động không thể thiếu trong dịp Tết Cổ Truyền, để cầu xin một năm mới may mắn, phúc lộc và tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với đức Phật, tổ tiên. Người Việt thường đi chùa ngay trong đêm giao thừa và kết hợp hái lộc để cầu may mắn, rước lộc vào nhà.

Chúc Tết, mừng tuổi

Đây chính là hoạt động được trẻ em yêu thích nhất bởi do sự hấp dẫn của những bao lì xì đỏ tươi. Thông thường, vào ngày đầu tiên của năm mới, con cháu trong gia đình sẽ tụ họp cùng nhau chúc thọ, mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Sau đó, người lớn sẽ mừng tuổi lại con cháu bằng những phong bao lì xì đỏ để lấy may và chúc con cháu ngoan ngoãn, học giỏi, hạnh phúc trong năm mới.

Xuất hành

Trong ngày đầu tiên của năm mới chính là ngày mồng 1 Tết, người Việt thường chọn giờ đẹp, hướng đẹp phù hợp với tuổi để xuất hành với hy vọng gặp may mắn mỗi khi ra khỏi nhà.

Vừa rồi Dacsan.com đã tổng hợp lại những phong tục chính trong dịp Tết Nguyên Đán hầu như nhà nào cũng phải thực hiện. Hy vọng với những thông tin bổ ích này có thể giúp bạn hiểu thêm về phong tục, tập quán của người Việt Nam và từ đó có thể chuẩn bị cho ngày Tết thật hoàn chỉnh nhé!

Bạn đang xem: Những phong tục tập quán của người Việt trong Tết Nguyên Đán
Bài trước Bài sau
popup

Số lượng:

Tổng tiền: